Skip to main content

Người nông dân Y Tịch đang làm ra những quả na sạch hướng tới sản phẩm na siêu sạch bằng cách bẫy bả ruồi vàng và bọc na bằng túi nilon.

Y Tịch là một xã miền núi nằm trọn trong dãy núi Cai Kinh ở phía Tây huyện Chi Lăng, cách trung tâm huyện 20km. Xã có vị trí phía Đồng giáp xã Chi Lăng và xã Quang Lang, phía Bắc giáp xã Vạn Linh và Hoà Bình, phía Nam giáp huyện Hữu Lũng và thị trấn Chi Lăng, phía Tây giáp xã Vạn Linh và huyện Hữu Lũng. Là một xã miền núi, Y Tịch có 4 dạng địa hình: Địa hình núi đá vôi có độ cao trung bình 400m, hiểm trở, cây cối thưa thớt; Địa hình núi thấp có độ dốc thấp, thoai thoải đồi bát úp, phần đỉnh khá bằng, sườn thoải. Địa hình núi đá xen núi đất có độ cao trung bình dưới 400m, trên đỉnh là núi đá vôi hiẻm trở. Địa hình thung lũng có những dải đất tạo thành những lân, lũng nằm xen kẽ giữa các khối núi đá nên địa hình rất phức tạp. Xã có tổng diện tích đất tự nhiên là trên 4.500ha trong đó đất nông nghiệp trên 2.500ha chiếm 57,7% tổng diện tích; đất tự nhiên đất chưa sử dụng chủ yếu là đồi núi chiếm 39,4%; đất phi nông nghiệp chiếm 2,9%. Đất ở khu vực có độ dốc thấp, độ phì từ trung bình đến khá thành phần cơ giới trung bình tầng mặt đất trên mặt dày khoảng 30cm thích hợp trồng các cây công nghiệp ngắn ngày, cây lương thực thực phẩm và cây ăn quả. Y Tịch nằm trong vùng có khí hậu nhiệt đới gió mùa thuộc khu vực miền núi phía Bắc có 4 mùa xuân, hạ, thu, đông. Mùa hè nắng, nóng, ẩm, mua nhiều; mùa đông khô lạnh; lượng mưa trung bình hàng năm là 1.310mm, mùa đông lượng mưa chiếm khoảng 3% lượng mưa của năm. Nguồn nước của xã chủ yếu là các rãnh suối nhỏ và ngắn, lưu lượng thấp, mùa mưa có nhièu nước, mùa khô thường ít mước hoặc khô cạn. Xã có 3 con suối chính chảy qua là: Suối Na Cà bắt nguồn từ Vạn Linh, chảy qua thôn Na Cà dài khoảng 5km; suối Nặm Tà bắt nguồn từ thôn Giáp Thượng chảy qua thôn Trung Tâm, Thạch Lương dài khoảng 4km; Suối Nà Tàng bắt nguồn từ Thạch Lương chảy qua Nam Lân 1, Nam Lân 2 dài khoảng 2km. Đây là nguồn cung cấp nước cho chủ yếu cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân địa phương. Là một xã thuần nông cây trồng chính trước đây của người dân là lúa, ngô một số ít gia đình trồng thêm khoai, sắn và chăn nuôi gia súc.

Trong những năm gần đây cùng với những lợi thế về điều kiện tự nhiên và sự chăm chỉ, cần cù của người dân Y Tịch mà ở đây đã trồng thành công các cây trồng mang dấu ấn riêng của địa phương như: cam vinh, bưởi diễn, cây thuốc lá và đặc biệt là cây na.

Hiện nay toàn xã Y Tịch có tổng diện tích trên 450ha trồng na. Doanh thu từ quả na ước tính năm 2021 đạt khoảng 47 tỷ đồng là cây trồng giúp người dân xoá đói giảm nghèo vươn lên làm giàu tại chính quê hương của mình.

12

Xác định cây na là cây thế mạnh, trong những năm qua chính quyền xã và nhân dân đã tích cực ứng dụng khoa học kỹ thuật vào đẩy mạnh thâm canh, rải vụ, sản xuất na theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP đặc biệt là sản xuất na an toàn. Đến với Y Tịch vào những ngày đầu tháng 7 giữa cái nắng oi ả của mùa hè, khác với thời tiết ngột ngạt nóng bức của khu vực thành thị là một mảnh đất Y Tịch xanh mướt bạt ngàn những vạt na trùng trùng điệp điệp. Người dân Y Tịch chăm chỉ, chịu khó luôn tất bật với mùa vụ sau một mùa thuốc lá bội thu, người dân lại bắt tay ngay vào nhiệm vụ mới đó là chấm na và bọc quả na. Đây là một công việc tưởng chừng như rất đơn giản nhưng lại đòi hỏi kỹ thuật và bàn tay khéo léo, tỷ mỉ của người bọc. Những người nông dân trở thành những kỹ sư trên chính mảnh vườn của mình, để tạo ra được những quả na chất lượng, ngon đưa ra thị trường thì bọc na là một trong những công đoạn mà người làm vườn tâm huyết nhất. Việc bọc túi bóng cho quả na giúp tránh được những rủi ro trong quá trình sinh trưởng như ruồi vàng trích, thời tiết bất ổn mưa gió sương muối, nắng nóng và các loại côn trùng gây hại trên quả đặc biệt giúp quả na không bị dập nát trong quá trình thu hái và vận chuyển đồng thời cũng mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người làm vườn.

12

 

 

12

 

12

 

12

Đối với những diện tích còn lại chưa được bọc quả chính quyền xã luôn vận động người dân sản xuất na trên địa bàn xã ký cam kết và phát động nhân dân treo bẫy bả ruồi vàng hại quả na bằng thuốc dẫn dụ VIZUBON-D hoặc một số loại thuốc bảo vệ thực vật có tác dụng diệt ruồi vàng; tiến hành áp dụng đồng bộ các biện pháp kỹ thuật bẫy bả, bọc quả, cắt tỉa loại bỏ cành, quả bị sâu bệnh để tạo tán thông thoáng nhằm ngăn chặn sự phát sinh, phát triển của sâu, bệnh hại Na.

12

Treo bẫy bả ruồi vàng trên cây na

Với cách làm hay, sáng tạo của người dân xã Y Tịch hi vọng năm 2022 sẽ là một năm thắng lợi đối với người dân Chi Lăng nói chung và người dân xã Y Tịch nói riêng. Thương hiệu na Chi Lăng sẽ ngày càng được khẳng định và được bạn bè trong, ngoài nước đón nhận đem lại giá trị lợi ích kinh tế cao cho người nông dân.

T/h: Văn hoá – Thông tin

About